Máy chiếu đã và đang trở thành một thiết bị quen thuộc và có mặt ở rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ máy chiếu là gì, là thiết bị ra hay vào, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào. Trong bài viết dưới dây, META.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Theo dõi ngay để biết thêm chi tiết bạn nhé!
Máy chiếu là gì?
Máy chiếu là thiết bị gì?
Máy chiếu là thiết bị phát ra ánh sáng và có công suất lớn, dùng để truyền tải hình ảnh lên màn trắng (màn chiếu) với kích thước lớn và có thể điều chỉnh theo mong muốn của người dùng. Máy chiếu được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nơi như tại các nhà hàng, văn phòng, quán cà phê, lớp học…
Vậy, máy chiếu là thiết bị vào hay ra? Thực chất, máy chiếu là một thiết bị ra. Nó nhận thông tin dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh từ một nguồn nào đó (điện thoại, laptop…). Các thông tin này sẽ được đi qua bộ xử lý (hay còn gọi là công nghệ trình chiếu) và đưa ra các hình ảnh, văn bản ra màn chiếu với chất lượng gần như tương đương với nguồn thông tin gốc.
Máy chiếu là thiết bị ra và làm việc dưới dạng thông tin văn bản hoặc hình ảnh và bạn có thể quan sát được.
Máy chiếu tiếng Anh là gì? Máy chiếu tiếng Trung là gì?
Máy chiếu tiếng Anh là gì? Máy chiếu tiếng Trung là gì? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra khi tìm hiểu về sản phẩm này. Dưới đây là những tên gọi của máy chiếu với nhiều thứ tiếng khác nhau mà META.vn đã giúp bạn tổng hợp lại:
- Tiếng Anh: Máy chiếu trong tiếng Anh có tên gọi là projector.
- Tiếng Trung Quốc: 投影仪 (tóu yĭng yí)
- Tiếng Nhật Bản: プロジェクター (Purojekutā)
- Tiếng Hàn: 빔 프로젝트 (yeongsagi)
- Tiếng Đức: Der Beamer
- Tiếng Pháp: Projecteur
- Tiếng Tây Ban Nha: Proyector
- Tiếng Bồ Đào Nha: Projetor
- Tiếng Italia: Proiettor
Cấu tạo của máy chiếu
Cấu tạo của máy chiếu gồm 7 bộ phận cơ bản như sau:
- Ống kính chiếu: Gắn trước đèn máy chiếu để ngăn ngừa bụi bẩn bám dính gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh cũng như khiến bộ vi xử lý nhanh hư hỏng.
- Lăng kính lưỡng sắc: Giúp phân chia ánh sáng thành 3 màu cơ bản gồm màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Hình ảnh có màu sắc sẽ được tạo nên từ việc pha trộn tỷ lệ giữa ba màu này theo bảng điều khiển LCD (HTPS).
- Gương lưỡng sắc: Được phủ một lớp màng mỏng chỉ phản xạ ánh sáng của bước sóng cụ thể và sử dụng trong các hệ thống 3LCD để phân chia ánh sáng từ đèn thành màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương.
- Bảng điều khiển LCD – HTPS: Là một màn hình LCD giúp truyền tín hiệu các điểm ảnh. Bảng điều khiển LCD có kích thước càng nhỏ thì cho độ phân giải và độ tương phản càng cao.
- Đèn chiếu: Thường sử dụng loại đèn thủy ngân siêu cao áp (áp suất hoạt động của đèn đạt đến 200 ATM) giúp máy làm việc hiệu quả và có thời gian chiếu sáng vượt trội hơn, từ đó mang lại hình ảnh rõ ràng hơn.
- Hệ thống phóng to hình ảnh: Gồm hai mảnh thấu kính, giúp phóng to hình ảnh từ màn hình máy tính, laptop lên màn chiếu.
- Bộ chuyển hóa nguồn điện: Có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng giữa nguồn điện và đèn, giữa bộ điều khiển máy chiếu và quạt.
Nguyên lý hoạt động của máy chiếu
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của máy chiếu là sử dụng một loại chip đặc biệt có khả năng chuyển đổi tín hiệu RGB từ hình ảnh kỹ thuật số thành các chùm ánh sáng tập trung vào màn hình chiếu để hiển thị được hình ảnh có màu sắc.
Nói cách khác, máy chiếu sẽ tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh sau đó xử lý thành 3 màu cơ bản gồm đỏ, xanh lá và xanh lam (gọi tắt là RGB), sau đó chiếu lên màn hình với màu sắc khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng màu sắc sống động và chân thực.
Vậy mấy chiếu là thiết bị dùng để làm gì? Cùng META.vn tìm hiểu ngay các công dụng của máy chiếu trong phần chia sẻ dưới đây nhé!
Công dụng của máy chiếu
Hiện nay, ta không thể phủ nhận các tác dụng của máy chiếu trong dạy học, hay tại các văn phòng, quán cà phê,… Cụ thể như sau:
- Hỗ trợ cho việc thuyết trình và trao đổi thông tin trên màn hình lớn với số lượng lớn người theo dõi trong các cuộc họp.
- Hỗ trợ cho giáo viên truyền tải nội dung kiến thức nhiều kèm với những hình ảnh và video sống động, giúp cho bài giảng trở nên thú vị hơn.
- Giúp giải phóng giáo viên khỏi bảng, phấn, hạn chế các bệnh liên quan đến đường hô hấp do hít phải bụi phấn.
- Giúp cho người thuyết trình cảm thấy tự tin và thuyết trình chuyên nghiệp hơn.
- Mở rộng thêm phương thức giải trí cho học sinh, nhân viên,… trong những buổi sinh hoạt, giao lưu và giải trí với màn hình lớn.